Thursday, April 25, 2013

Trà gạo lứt- trà gạo lứt len men đỏ- thức uống dinh dưỡng


Trà gạo lức - gạo lứt, đặc tính, quy trình chế biến và cách uống

1. Giới thiệu
Uống trà là một truyền thống rất lâu đời của nước ta và đã phát triển trở thành một nét văn hóa, một thú vui tao nhã trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Ủy ban Khoa học Xã hội, dấu tích của lá và cây chè hóa thạch đã được tìm thấy ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ), và đã có giả thuyết rằng cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá Sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Ở Việt Nam trà có rất nhiều loại như trà xanh, trà đen, tra oolong, trà Astiso, trà cam thảo, trà gạo lức. Tùy vào loại nguyên liệu dùng làm trà hay loại nguyên liệu mang đến nét đặc trưng cho trà mà gọi tên trà. Ví dụ Trà tim sen (là chủ yếu bằng tim sen), trà Astiso ( làm bằng thân và hoa Astiso), trà lài, trà cúc, hay trà gạo lức (làm bằng gạo lức).
Đối với trà gạo lức, nguyên liệu chính là gạo lức (brown rice) là một loại gạo chỉ xay bỏ trấu chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Thành phần gạo lức chứa khá nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh. Theo Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, báo cáo trong hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii (www.rice.com.vn) rằng “gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận”.
Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hoà các hoạt động ở trung ương não bộ. Vỏ của gạo lức có chứa tocotrienol (TRF) còn có khả năng chống cholesterol xấu LDL và loại trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu. Ngoài ra, gạo lức, đặc biệt là loại gạo lức Huyết Rồng khi làm trà sẽ có màu đỏ của rượu Bordaux rất đẹp và có hương thơm của gạo rất hấp dẫn.
2. Qui trình sản xuất

3. Giải thích qui trình
Rửa: Do gạo lức chỉ xay một lần để bỏ võ trấu nên các tạp chất như bụi, bông cỏ, vỏ trấu, cát hay sỏi lẫn trong gạo khá nhiều, vì vậy để bảo đảm vệ sinh và không làm thay đổi mùi đặc trưng của trà gạo lức, ta cần rửa thật sạch gạo lức trước khi qua các khâu chế biến tiếp theo. Nên rửa gạo dưới vòi nước chảy. Sau khi rửa, để ráo khoảng 15 phút.

Rang: Đây là quá trình chính giúp tao nên hương vị của trà. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, một số chất thành phần béo của lớp vỏ ngoài của gạo sẽ được thủy phân tạo ra các gốc ester có mùi thơm. Phản ứng Maillard giữa protein với đường (từ sự thủy phân tinh bột hoặc đường maltose có sẵn trong phôi) hay phản ứng caramel cũng sẽ tạo ra mùi thơm và hình thành màu cho gạo.

Quá trình rang cũng sẽ làm chín và khô tinh bột, làm mất đi khả năng hồ hóa và hòa tan của tinh bột khi ta ngâm vào nước sôi. Điều này sẽ giúp tinh bột không tan vào nước làm đục nước trà khi pha. Ngoài ra quá trình rang sẽ làm khô và ức chế các emzym còn tồn tại trong gạo giúp ta có thể bảo quản trà gạo lức trong thời gian dài, tránh các biến đổi hư hỏng đặc biệt là phản ứng ôi hóa chất béo trong lớp cám. Thời gian rang khoảng 10 đến 15 phút.

Pha trà: Để sử dụng trà gạo lức, tương tự như cách dùng các loại trà khác, ta cần ngâm gạo lức đã rang vào nước sôi, quá trình ngâm này sẽ trích ly các thành phần hương thơm. Khi ngâm, các chất màu, các hợp chất ester, polyphenol, chất xơ hòa tan, tocotrienol… sẽ được trích ly ra khỏi gạo lức và hòa tan vào nước hình thành nên mùi vị đặc trưng của trà gạo lức cũng như đóng góp các tác dụng ngăn ngừa bệnh của nó. Thời gian pha trà có thể kéo dài trong khoảng 5 phút trước khi rót uống.


4. Thành phần dinh dưỡng của gạo lức
Gạo lức có thành phần dinh dưỡng cao, nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trà gạo lức có hương vị thơm ngon đăc trưng, lại có tác dụng tốt cho sức khỏe giúp ngăn ngừa béo phì, đông máu, giảm cholesterol, bảo vệ thận…Các đặc điểm trên của trà gạo lức rất phù hợp với xu hướng tiêu dùng sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để ngăn ngừa và chữa bệnh hiện nay. Ngoài ra cách chế biến và bảo quản trà tương đối đơn giản, chi phí thấp. Đây sẽ là những điều kiện rất thuận lợi nếu có ý tưởng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Trà Gạo Lức.


Uống trà ngoài việc giải khát, nó còn là một thú tiêu khiển tao nhã giúp thư giản và thoải mái tinh thần. Không những vậy, một số loại trà còn có tác dụng ngừa bệnh rất tốt. Tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh của một số loại trà đã được ứng dụng khá phổ biến trong Đông y và đã được khoa học công nhận.
Sưu tầm 

Wednesday, April 24, 2013

BỘT SỮA GẠO LỨT MÈ ĐEN


Mè đen kết hợp hài hòa cùng gạo lứt mang đến giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Giúp nhuận tràng, bổ tì vị, chống táo bón, bổ máu, cân bằng âm dương, điều hòa cơ thể.
alt
alt

Saturday, April 20, 2013

PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH: GẠO LỨT MUỐI MÈ


PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH: GẠO LỨT MUỐI MÈ

Phương pháp dưỡng sinh không dùng thuốc được giáo sư OHSAWA- người Nhật truyền bá khắp thế giới, hơn nữa thế kỷ qua đã giúp vô số bệnh nhân đau khổ tìm lại sức khỏe an toàn và hiện nay phương pháp này đã được tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận. Qua nhiều năm học hỏi và thực nghiệm, giáo sư Ohsawa đã khám phá ra một triết l‎ý y học nền tảng để áp dụng trong việc phòng và trị bệnh trong thời đại của chúng ta.

Gao luc, Gao luc muoi me, giảm cân, Phuong phap thuc duong, Thuc an chay
Khi con người bắt đầu tiếp xúc với xã hội văn minh, mọi tiện nghi đều có sẵn. Món ăn, thức uống có thể tìm kiếm dễ dàng. Nhưng bên cạnh tiện lợi đó người ta bắt đầu xa rời tiếng gọi của thiên nhiên. Quy luật bảo tồn sức khỏe dần dần bị phá vỡ do lạm dụng các thức ăn uống. Theo giáo sư Ohsawa, mỗi thức ăn đều có tính chất âm hoặc dương và trong cơ thể cũng có hai hệ thần kinh đại biểu cho âm và dương, nếu vô tình dùng những thức quá nhiều âm tính thì cơ thể sẽ sinh bệnh. Tính âm dương được tìm thấy trong các nhóm nguyên tố hóa học, K đại biểu cho nhóm âm, N đại biểu cho nhóm dương. Thức ăn quân bình âm dương theo tỷ lệ 5/1. Thức nào trên 5 là âm. Gạo 4,5, khoai tây 512, chuối 840, cam 570, thanh trà, bưởi 390. Do đó thật tai hại khi người đã bệnh mà không biết những chất quá âm tăng thêm bệnh như trái cây ướp lạnh, nước đá, cà phê, nước ngọt đóng chai, đóng hộp v.v… Vài trường hợp về tác hại của thức ăn âm trên cơ thể : Bệnh bón là do dùng quá nhiều chất âm như vi ta min C, cà, khoai tây, trái cây. Ruột co bóp theo phản xạ tự động và được gia tốc do hệ thần kinh đối giao cảm (dương ) và tiết giảm do hệ thần kinh trực giao cảm (âm). Dùng thức ăn âm lâu ngày nên chức năng của thần kinh đối giao cảm suy yếu, do đó sinh ra bệnh bón. Thay vì dùng thuốc làm cho ruột thêm trầm trọng, người ta chỉ cần chọn món ăn quân bình âm dương thì sẽ trừ bệnh bón lâu ngày. Bệnh tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp là những bệnh cho đến giờ vẫn còn là nổi ám ảnh của nhiều bệnh nhân. Nhưng tác nhân gây ra bệnh cũng do lạm dụng quá nhiều thức ăn uống nhiều âm tính. Nếu muốn phục hồi sức khỏe như trước mà không cần dùng thuốc trợ lực nhất thời ròng rã năm này qua năm nọ thì người ta phải trở về với thiên nhiên bằng cách trả lại cho cơ thể trạng thái quân bình ngày nào qua cách ăn uống đúng cách.
Những bài đọc sau chúng ta sẽ tìm hiểu tận tường về lợi hại của âm dương trong thức ăn. Trong bài này tôi chỉ đưa ra một cách thực tập đơn giản trong triết lý‎ sâu xa này.
Cách ăn đơn giản và mau hết bệnh là cách số 7, thuần túy cốc loại. Trong cách ăn này chỉ có gạo lứt, muối mè là phổ biến nhất. Đó là hai chất dương tính và có đủ chất bổ để giúp cho bệnh nhân tự điều chỉnh sức khỏe trong vài tháng. Bệnh nhân chỉ cần tìm gạo lứt và mè nguyên vỏ, muối, bấy nhiêu là đủ làm bác sĩ cho chính mình rồi. Trước khi bắt đầu chữa bệnh, nếu chịu đựng được thì nên nhịn ăn một ngày. Nếu không quen thì ăn cháo với muối một ngày trước khi vào phương pháp. Thực ra thì phương pháp số 7 có thể thêm chút ít đậu đỏ, hoặc hạt sen, tương cổ truyền. Nhưng đó là giai đoạn bệnh đã giảm. Trong thời gian mới trị bệnh, nên theo cách gạo lứt, muối mè là tốt nhất, vì đây là cách để tẩy những chất độc, điều hòa cơ thể và điều chỉnh lại những cơ quan bị hư hại. Nếu bệnh ung thư có nhiều vi trùng thì cách ăn này sẽ giúp phục hồi nơi bị ung thư và vi trùng tự biến mất, không cần dùng đến thuốc diệt trùng. Cách ăn gạo lứt, muối mè là nguyên tắc để trừ những bệnh ung bướu không cần mổ xẻ.
Vài gợi ‎ ý về gạo lứt, muối mè
Gao luc, Gao luc muoi me, giảm cân, Phuong phap thuc duong, Thuc an chay
Gạo lứt ngon là loại mới, giữ được nhiều chất cám trong mày gạo. Ngày xưa người ta xay cối đất, cối đá nên gạo lứt rất thơm ngon. Bây giờ xay bằng máy nên dù cố ý lấy gạo lứt cũng mất một số cám. Tuy nhiên tạm thời gạo lứt bán ở chợ gạo cũng dùng chữa bệnh được. Gạo lứt đỏ dương hơn gạo lứt trắng. Có người lẫn lộn tưởng hễ gạo đỏ là gạo lứt. Xin thưa là gạo đỏ nhưng đã xay hết cám trong mày gạo thì không gọi là gạo lứt. Trái lại gạo trắng nhưng chỉ xay tróc vỏ trấu thì cũng gọi là gạo lứt. Khi nấu cũng như nấu cơm bình thường thôi. Lúc cơm sôi gần cạn nếu thấy hạt gạo chưa nở nhiều thì thêm chút nước
Mè hiện nay người ta thích loại xay mất vỏ, nhưng vô tình trong vỏ mè có chất cần thiết cho việc chữa bệnh và vỏ cũng duy trì hạt mè bên trong. Khi chọn mè phải mua loại còn nguyên vỏ. Mè vàng và mè đen đều dùng được Sàng sảy thật sạch, để mè vào thau nước khuấy đều, cát sạn sẽ lắng xuống đáy. Vớt mè trên mặt phơi khô. Bỏ đi lớp mè chìm dưới đáy. Như vậy quý vị sẽ có loại mè sạch. Để mè vào hủ khô, đậy kín để dùng lâu. Rang mè chỉ dùng một tuần, không nên để quá lâu. Rang mè dùng đũa khuấy đều, mè nổ đều có mùi thơm là được, tránh mè bị cháy sém.
Thường giáo sư Ohsawa chỉ cách lượng 5 muỗng cà phê mè, một muỗng cà phê muối. Nhưng ở xứ nóng có thể dùng 7- 10 muỗng cà phê mè, một muỗng cà phê muối. Người lớn tuổi và trẻ em thì dùng lượng mè nhiều hơn, 8- 12 muỗng cà phê mè, một muỗng cà phê muối.
Đừng giã mè mịn quá, muối rang tán mịn ( tránh dùng loại muối tinh chế, hoặc có chất khác xen vào, tốt nhất là mua muối hột về lọc sạch và cho vào chão nấu lại sẽ có món muối rất tốt cho việc trị bệnh ).
Vài điều cần lưu ý
- Một chén cơm chỉ dùng tối đa là 3 muỗng cà phê muối mè.
- Càng nhai kỹ càng mau hết bệnh
- Nước uống phải thiên nhiên, và quân bình âm dương. Trà có tẩm hóa chất nên không dùng được trong thời gian trị bệnh. Nên dùng những thứ dễ tìm để làm trà như gạo lứt rang, đậu đỏ rang… Hoặc chỉ cần dùng nước đun sôi để nguội cũng được. Càng uống nước ít càng trợ giúp cho phương pháp. Khi không khát đừng uống, và mỗi lần uống chỉ uống ít thôi.
- Chỉ dùng gạo lứt, muối mè duy nhất, ngoài ra không thêm một chất gì khác như đường, trái cây …
- Theo đúng phương pháp thì trong vòng mười ngày máu sẽ được thay đổi và dĩ nhiên thời gian trị bệnh sẽ có nhiều phản ứng như mệt mõi, khó chịu. Nếu người bệnh lâu ngày sẽ mệt nhiều hơn. Nhưng với quyết tâm tìm lại sức khỏe thì ta phải vượt qua mọi trở ngại.
Quan niệm sai về phương pháp 

Một số người đã hiểu sai về phương pháp dưỡng sinh khi nghe nói về việc ăn cơm gạo lứt, muối mè. Họ cho rằng cách chữa bệnh không khoa học, làm cho suy dinh dưỡng, quá khổ hạnh. Thực ra không phải như vậy, bởi vì khi có thực hành mới biết rõ triết lý của phương pháp. Ăn cơm gạo lứt, muối mè là cách số 7, và cách này cũng không hoàn toàn là chỉ gạo lứt, muối mè, người ta có thể thêm đậu, kê, tương đậu nành … Nhưng đối với người bệnh lâu thì thời gian 1, 2 tháng ăn thuần túy để có sức khỏe tự nhiên thì không có gì là quá sức chịu đựng. Chúng ta nghe ý kiến của bác sĩ Robert S. Mendelsohn, giám đốc bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ “Phương pháp thực dưỡng từng bị loại ra ngoài đường lối y học chính thức, giờ đây đã trở nên rất chính thức, và càng ngày càng được công chúng tin theo. Chúng tôi có thể tiên đoán rằng tỉ số mắc bệnh ung thư sẽ giảm khi dân chúng thay đổi thói quen ăn uống. Ung thư sẽ bị chinh phục bởi những chân lý phổ quát như phương pháp thực dưỡng.”
*
Sau khi bệnh đã giảm người ta sẽ xuống những số thấp hơn. Lợi ích thực tiễn của phương pháp này là sau khi hết bệnh, không cần dùng đến thuốc men nữa. Ngoài ra người ta sẽ biết cách chế biến những món ăn phù hợp với sức khỏe, biết phân biệt món ăn nào quá âm dùng nhiều không tốt, chẳng hạn đậu hủ là thức ăn truyền thống của người ăn chay, nhưng nó quá âm, và làm cách nào để giảm độ âm trong đó. Nói chung là khi hết bệnh người ta có thể dùng bất cứ thứ gì, nhưng không ai dại gì tiếp tục lạm dụng những thứ đã từng gây ra bệnh.
Chúc tất cả an lạc và gặp lại trên những trang dưỡng sinh sắp đến.
Theo Thực Dưỡng