ĐỐI TƯỢNG ĂN GẠO LỨT:
Ngày nay, tuy cuộc sống khá hơn, nhưng một số người vẫn mắc chứng bệnh này và việc ăn "gạo lứt muối mè" trở thành trào lưu chữa bệnh. Ăn gạo lứt thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, gân cốt cứng cáp, hoạt bát, đỡ đau nhức xương khớp. Ở những người bị thừa cân (béo phì), nếu dùng gạo lứt lâu dài sẽ giảm cân và cũng gián tiếp tránh được bệnh tiểu đường (týp II).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt muối vừng có tác dụng phòng ngừa, chữa bệnh ung thư và một số bệnh khác là có cơ sở. Tuy nhiên, không phải bất cứ bệnh nào ăn gạo lứt, muối vừng cũng có kết quả như ý. Hơn nữa, cơ thể con người - nhất là những khỏe mạnh thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đẩy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho sự phát triển vì vậy không cần áp dụng cho đối tượng này.
Thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri...
Trong dầu vừng (mè) có: viatamin H, E, K, tièn vitamin A, các chất phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Chất xelen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt muối vừng sẽ rất tốt cho một số người bệnh.
Gạo lứt có nhiều vitamin, chất xơ hơn so với gạo xát trắng. Mè có thành phần chủ yếu là chất béo không no và 1 lượng lớn Calci .Tuy nhiên nếu chỉ ăn gạo lứt với muối mè thì chế độ ăn sẽ thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm (đặc biệt là lyzin là acid amin rất cần cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ), vitamin B12 cần cho sự tạo thành tế bào máu, và không đảm bảo nhu cầu vitamin (beta-caroten, vitamin C) và khoáng chất ( sắt , kẽm).
Mè cũng chứa nhiều calci nhưng cũng có nhiều acid oxalic nên khó hấp thu. Vì vậy,để chế độ ăn được cân đối về dinh dưỡng, bên cạnh gạo lứt và muối mè thì bữa ăn cần được bổ sung một lượng vừa đủ thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ…), sữa và sản phẩm từ sữa, rau xanh và trái cây.
Vì gạo lứt có nhiều chất xơ nên cần nhai lâu và nhai thật nhuyễn thì mới dễ tiêu hóa. Chế độ ăn gạo lứt muối mè vẫn có thể có lợi đối với cả người lớn và trẻ con, nhất là đối với người béo phì. Với trẻ em , nếu trẻ thích ăn thì vẫn có thể sử dụng được, nên hướng dẫn cách nhai kỹ và xây dựng 1 thực đơn đầy đủ thực phẩm trong đó có gạo lứt muối mè và đa dạng các thực phẩm khác
Nhai kỹ và nhuyễn có những lợi ích sau: Cơm được nghiền nát và được các men tiêu hóa có trong nước bọt làm cho tinh bột chuyển hóa thành đường (glucose) ngay từ trong miệng (nên khi nhai kỹ ta có cảm giác ngòn ngọt ở miệng, đó chính là do tinh bột đã chuyển thành glucose); Khi thức ăn xuống dạ dày và ruột sẽ được tiêu hóa tốt hơn, triệt để hơn và sẽ tránh cho dạ dày bị viêm loét. Đối với người thừa cân, việc nhai kỹ, ăn chậm sẽ giúp tăng cảm giác no (tức sẽ ăn ít hơn), và dần dần sẽ giảm được cân.
Gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho cả người già và trẻ con vì gạo lứt có nhiều B1, giúp chuyển hóa các chất và giúp các cơ hoạt động tốt, phòng chống bệnh phù thủng.
Vì vậy bạn có thể cho bé ăn được loại bột gạo lứt mà không có gì phải lo lắng. Nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 ngày chỉ nên cho bé ăn 2 lần bột, mỗi lần ăn lưng chén là được. Bạn nên nấu bột với cá, thịt, tôm, cua mỗi ngày một thứ, nhưng phải bằm nhuyễn với rau lá màu xanh nấu chín. Khi bắc ra khỏi bếp cho thêm vào đó 2 muỗng súp dầu mè giúp bé ăn đủ chất và dễ tăng cân phát triển trí não tốt.
Còn lại, bạn nên cho bé bú thật nhiều sữa từ 800 đến 1000ml sữa, sữa sẽ giúp bé phát triển trí não, cân nặng, khối xương và chiều cao tốt. Nếu bạn cho bé ăn nhiều mà uống sữa ít bé sẽ thấp chiều cao.
No comments:
Post a Comment