Showing posts with label gao lut. Show all posts
Showing posts with label gao lut. Show all posts

Saturday, April 6, 2013

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là gì?
Gạo lứtgạo lứcgạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bộtchất đạmchất béochất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5),paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxisắtmagiêselenglutathion (GSH), kali và natri.[1]
Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.[2] Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

Gạo lứt trong ẩm thực

[sửa]Lức tẻ

Gạo lứt có thể nấu thành cơm bằng cách ngâm gạo với nước khoảng 15-20 phút[3] cho mềm và nấu như cơm nấu gạo trắng. Khi hạt cơm chín thường không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt. Càng ngày người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt (lức) có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo.
Như mọi người đều biết, ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có ba phần chính là lớp cám, phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính là cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.
Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nẩy mầm và tiết ra nhiều chất enzyme cùng vitamin từ cám gạo. Gạo lức trắng thì không nẩy mầm bằng cách này. Gạo lức đỏ sau ngâm nước rồi đem nấu thành cơm sẽ mềm hơn và có vị ngọt hơn cơm thường do các enzyme đã tiết ra chất đường và chất đạm trong hột gạo.[4]
Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lứt như nguyên liệu chính: bún làm từ gạo lứt xào với rong biển, ngưu báng, cà rốt và mơ muối; cơm cốm gạo lứt với nguyên liệu là gạo lứt, đậu đỏđậu xanhcốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm; cháo gạo lứt với gạo lứt, đậu đỏ, mơ muốirong biển; cơm gạo lứt cuốn rong biển[5] tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.
Ngoài ra hiện nay trong thời đại của thức ăn nhanh lên ngôi thì đã có những món mới như: gạo lứt rang ăn liền [6]

[sửa]Lức nếp                                                                                                               

Gạo nếp lứt thường được sử dụng để làm món rượu nếp cái, đặc biệt là công thức rượu nếp cái sử dụng nguyên liệu gạo lứt, kết hợp với chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.

[sửa]Gạo lứt trong dưỡng sinh


Trong thực tế, gạo lứt có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng thường thấy những món ăn sử dụng gạo lứt thuộc nhóm thực phẩm với chức năng dùng để chữa trị một số bệnh. Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lức có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnhđường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh thổ tảkiết lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thưvà ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y.[1] như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng
Gạo lứt rang rồi đun nước pha thành thức uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lứt rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu bángnấm shitake và củ cải trắng.

Dưỡng sức khỏe bằng gạo lứt muối mè

Dưỡng sức khỏe bằng gạo lứt muối mè

Với tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan, nhiều người dân thành thị đang tìm đến thực phẩm dưỡng sinh và thực hiện phương pháp thực dưỡng Ohsawa để bảo vệ sức khỏe.

Các thực phẩm làm từ gạo lứt đang được bạn trẻ ưa dùng 
Không những thu hút người già, thực phẩm dưỡng sinh cũng được nhiều bạn trẻ ở TP.HCM lựa chọn.
Ăn trong tâm thế thoải mái
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa là phương pháp dưỡng sinh thông qua ăn uống, được phát triển bởi giáo sư người Nhật Bản George Ohsawa từ đầu thế kỷ 20. Đây là một phương pháp ăn sao cho cân bằng âm - dương. Thực phẩm chủ yếu là các loại ngũ cốc và rau cỏ tự nhiên, trong đó gạo lứt và muối mè làm chủ đạo. Khi ăn phải nhai kỹ, uống ít nước và tâm thế thật thoải mái.
Ăn phòng bệnh
Giờ cơm trưa tại một cửa hàng thực phẩm dưỡng sinh ở Q.3 có khá nhiều khách hàng là nhân viên văn phòng. Thức ăn chủ yếu được chế biến từ gạo lứt như cơm nắm, cháo, các loại bánh... ăn kèm với muối mè, rong biển. Chọn một nắm cơm gạo lứt và chiếc bánh rong biển, chị Nguyễn Bích Ngân (26 tuổi, nhân viên một công ty quảng cáo) cho biết đã sáu tháng nay bữa trưa của chị đều có cơm gạo lứt. Nghe một người bạn mách nước ăn gạo lứt phòng ngừa nhiều bệnh lại đẹp da, giảm cân nên chị Ngân tìm đến cửa hàng chuyên cung cấp thức ăn dưỡng sinh gần công ty để dùng thử.
Tạm biệt những bữa trưa chỉ cơm hộp, nhiều thịt ít rau đầy dầu mỡ và phụ gia, chỉ ăn thanh đạm gạo lứt, muối mè, rong biển tôi thấy nhẹ nhõm và rất thoải mái” - chị Ngân bộc bạch.
Không chỉ dùng thức ăn dưỡng sinh vào buổi trưa như chị Ngân, vợ chồng ông Huỳnh Văn Ba (ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) ăn theo phương pháp Ohsawa cho cả ngày nhiều năm nay. Ngoài việc dùng gạo lứt, muối mè cho bữa chính, vợ chồng ông Ba còn dùng gạo lứt chế biến nhiều món ăn vặt như: bánh căn bột gạo lứt, cốm gạo lứt. Thức uống thì có trà gạo lứt rang. Bà Nguyễn Thị Hồng, vợ ông Ba, cho biết cách đây mười mấy năm chồng bà bị bệnh tim phải đi bệnh viện suốt.
Sau nhiều năm thuốc thang liên tục, ông Ba đọc một tài liệu về phương pháp thực dưỡng Ohsawa có thể hạn chế được bệnh tật nên áp dụng. Cả nhà cũng ăn theo ông mười mấy năm nay.
Ích lợi của gạo lứt muối mè rất lớn, nhưng chế biến phức tạp, thời gian bảo quản ít, ăn đơn điệu khó ăn, nên cũng hạn chế lượng người tiêu dùng- Công ty TNHH thực phẩm Thiên Ưng với thiết bị công nghiệp khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gần chục năm nay đã cho ra đời đa dạng hóa các loại sản phẩm, chế phẩm từ gạo lứt muối mè dưới dạng bột, hạt dùng để uống, ăn liền giá cả hợp lý, phục vụ chu đáo, có tư vấn, có tài liệu dưỡng sinh, tạp chí chuyên ngành kèm theo....Chi tiết cụ thể người tiêu dùng có thể gọi điện thoại tổng đài- Call center /08/ 393 14 393

Lắng nghe cơ thể
Bàn về phương pháp thực dưỡng Ohsawa, TS.BS Lê Nguyễn Trung Đức Sơn, giảng viên thỉnh giảng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết phương pháp thực dưỡng Ohsawa lấy gạo lứt và muối mè làm nguyên liệu chính cho mỗi bữa ăn. Nguyên lý cơ bản nhất là ăn nguyên hạt, ăn tự nhiên, khi đói thì ăn và cân bằng âm dương. Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về phương pháp ăn này nhưng xét về thành phần thực phẩm của phương pháp này rất tốt.
Nguyên tắc ăn nguyên hạt là xu hướng của dinh dưỡng hiện đại, ngũ cốc nguyên hạt còn giữ được lớp màng bên ngoài chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt còn giữ lại được lớp màng chứa nhiều chất xơ, chất đạm, vitamin nhóm B, kẽm, sắt... và một số axit có lợi cho cơ thể.
Bên cạnh đó, mè có hàm lượng đạm và tinh bột cao, cung cấp năng lượng dồi dào. Đặc biệt mè chứa rất nhiều canxi. Mè còn chứa chất béo không no rất tốt cho hệ tim mạch.
Như vậy hai loại thực phẩm này dùng kết hợp đã cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.
Tuy nhiên theo TS Đức Sơn, nếu ăn liên tục chỉ muối mè và gạo lứt một thời gian dài thì cơ thể chúng ta có nguy cơ thiếu chất. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 20 loại thực phẩm khác nhau mới cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu áp dụng ăn lâu dài chỉ gạo lứt - muối mè, bác sĩ Sơn khuyến cáo có thể dẫn đến những tác dụng phụ như: thiếu máu, thiếu một số vitamin nhóm A, mất tập trung, tiểu gắt, sỏi thận do uống ít nước, giãn cơ... Vì vậy việc áp dụng phương pháp thực dưỡng cần cân nhắc. Tốt nhất là nên sử dụng kết hợp các thực phẩm như gạo lứt, muối mè, các loại thực phẩm không dùng hóa chất bảo quản kết hợp với các loại thực phẩm khác, đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là với các bạn trẻ đang cần ăn đủ chất để phát triển toàn diện.
Sau 30 tuổi nếu muốn ăn dưỡng sinh, nên áp dụng từ thấp đến cao, chuyển từ nhiều thịt cá, ít rau trái sang ít thịt cá, nhiều rau trái và sau đó mới dần dần chuyển tới ăn hoàn toàn ngũ cốc và rau trái. Nói chung nên áp dụng linh động, không cứng nhắc. “Hãy lắng nghe cơ thể của chính mình đang cần gì, khi ăn uống tinh thần phải thật thoải mái mới có lợi cho sức khỏe”- bác sĩ Đức Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, việc ăn dưỡng sinh chữa được bệnh nan y thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Nhưng áp dụng phương pháp ăn này có thể phòng một số bệnh về gan, thận, béo phì, cao huyết áp...

PHƯƠNG PHÁP ĂN GẠO LỨT- GẠO LỨT DƯỠNG SINH

PHƯƠNG PHÁP ĂN GẠO LỨT- GẠO LỨT DƯỠNG SINH
Càng ngày, người ta càng nhận thấy rằng gạo lứt có giá trị dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật rất độc đáo
Gạo lứt được xem là hạt toàn phần, nên khuyến khích sử dụng rộng rãi 
Ngoài vỏ ra, hạt thóc còn có 3 phần chính là lớp cám, phôi và nội nhũ. Nội nhũ chiếm phần lớn và chủ yếu là glucid có giá trị chính cung cấp năng lượng. Lớp cám và phôi tuy chỉ chiếm 10% hạt nhưng lại có tới 65% các chất giá trị nhất về mặt dinh dưỡng.

Hai phần này rất giàu hoạt chất sinh học tự nhiên như các loại vitamin B1, B2, B6, PP, E, acid folic, acid pantothenic, choline, biotin..., các vi khoáng, chất xơ, lignin; chứa khoảng 120 chất kháng ôxy hóa và hàng trăm hoạt chất hóa học tự nhiên khác vốn có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và trao đổi chất có liên quan đến sức khỏe của con người.
Phần phôi và cám gạo lứt cũng là nguồn giàu chất béo thực vật để sản xuất dầu cám vốn chứa rất nhiều omega-3 và acid omega-6 có vai trò ức chế và loại trừ các gốc tự do. Chính vì vậy, ngày 8-5-2008, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép gạo lứt được mang nhãn hiệu“hạt toàn phần” (Whole grain) có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị liệu bệnh tật.
Cũng như các loại ngũ cốc thông dụng khác, cách dùng gạo lứt đơn giản nhất là nấu cơm ăn hằng ngày. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực bổ dưỡng và phòng chống bệnh tật, đồng thời cũng để khắc phục tính chất khô khan, khó ăn của gạo lứt, người ta thường chế biến thành nhiều dạng khác nhau; đồng thời tìm cách phối hợp với các thực phẩm khác tạo thành những món ăn hấp dẫn và độc đáo. Dưới đây, xin giới thiệu một số công thức điển hình:
Bài 1: Gạo lứt 500 g, lạc nhân 200 g, vừng đen 50 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tất cả đãi sạch, sấy khô rồi rang từng thứ cho chín thơm là được. Tiếp đó, đem giã hoặc xay vụn thành bột, trộn đều 3 thứ với nhau, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy một lượng bột thích hợp hòa với nước sôi, khuấy đều thành dạng bột đặc, chế thêm đường đỏ, dùng làm đồ điểm tâm hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, nhuận tràng.
Bài 2: Gạo lứt 500 g, gạo tẻ thường 200 g, hồng táo 20 g. Gạo lứt đãi sạch, ngâm với nước qua 1 đêm. Gạo tẻ đãi sạch rồi trộn đều với gạo lứt cho vào nồi đun sôi, bỏ hồng táo và nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Bổ khí kiện tì, dưỡng huyết an thần.
Bài 3: Gạo lứt 150 g, đậu hòa lan non 50 g, nước luộc gà lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, đậu hòa lan rửa sạch. Hai thứ đem hấp cách thủy trong 20 phút rồi lấy nước luộc gà nấu chín thành cơm ăn hằng ngày.Công dụng: Kiện tì ích vị, bổ khí dưỡng huyết, lợi thủy tiêu thũng.
Bài 4: Gạo lứt 100 g, gạo nếp 50 g, lệ chi nhục 40 g, long nhãn nhục 20 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Gạo lứt đãi sạch ngâm nước 2 giờ, gạo nếp đãi sạch ngâm nước 1 giờ, long nhãn nhục và lệ chi rửa sạch. Cho gạo lứt và gạo nếp vào nồi đun sôi, bỏ long nhãn nhục và lệ chi vào nấu trong 40 phút là được. Công dụng: Kiện tì ích vị, dưỡng huyết an thần, nhuận tràng.
Bài 5: Gạo lứt 500 g, đậu đỏ 60 g. Hai thứ đãi sạch, đem ngâm nước trong 2 giờ. Sau đó, cho đậu đỏ vào nồi, đổ một lượng vừa đủ nấu sôi trong 20 phút rồi cho gạo lứt vào nấu đến chín là được, dùng làm cơm ăn hằng ngày. Công dụng: Kiện tì ích vị, lợi thủy tiêu thũng.
Nên dùng hằng ngày
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gạo lứt có tên gọi là thao mễ hay hạt sắc chi mễ, vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tì ích vị, dưỡng huyết nhuận tràng, thường được dùng dưới dạng nấu thành cơm ăn, rang chín hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày. Loại hạt toàn phần này nên được tìm hiểu và sử dụng rộng rãi.

Gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt cho người tiểu đường
Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường
Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường: 
Gạo lứt và các loại hạt nguyên chất khác làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.

Trong vòng 8 năm thử nghiệm trên 41,186 người phụ nữ da màu kết quả cho thấy mối quan hệ giữa magie, calcium với căn bệnh tiểu đường.

Mối nguy hiểm ở chỗ chỉ 31% phụ nữ da màu thường xuyên ăn các loại hạt nguyên chất so với những người ít ăn các loại thức ăn giàu magie. Khi các phụ nữ ăn kiêng chỉ nạp một chất magie vào cơ thể, khoảng 19% phụ nữ có thể giảm được sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu ở mức độ có thể kiểm soát được.

Tốt nhất là bạn uống trà gạo lứt dễ sử dụng hơn để điều trị bệnh tiểu đường.

Tổng kết kinh nghiệm do các bạn đã dùng trà gạo lứt: 

Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy nước da bạn sáng nhuận, không còn khô nhám. Các chị nhiều khi không cần phải xài kem dưỡng da vì da đã trở nên láng tự nhiên, thấy tốt rất thích.
- Trong người khỏe không còn mệt mỏi, uể oải. Nửa đêm hay buổi sáng sớm thức dậy rất tỉnh táo, thiền lâu tốt.
-Uống nước trà gạo lứt khoảng 3, 4 tuần bạn sẽ thấy trong người nóng, lở miệng... bạn đừng sợ, cứ tiếp tục vài ngày là hết. Sau đó, cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường và bạn không còn bị nóng nữa.
- Những người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm, dù uống một ngày 5, 6 ly nước trà gạo lứt.
- Mọi người đều cảm thấy thân thể ấm áp không còn bị cảm giác ớn lạnh khi ra ngoài dù trời mùa đông tuyết giá và nhiệt độ xuống thấp

Uống đậm hay lạt là tùy quý bạn. Mùa đông hay hè đều uống được.

Gạo lứt muối vừng cho người tiểu đường 

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm và đang có chiều hướng gia tăng. Vấn đề dinh dưỡng đối với họ cần được kiểm soát chặt chẽ. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lức thường xuyên không? 

“Cơm tẻ mẹ ruột” – Từ lâu cơm gạo trắng đã là một phần không thể thiếu của bữa cơm gia đình Việt. Nhưng theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại trường Havard (Mỹ) thì cơm gạo trắng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có khoảng trên 220 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), con số này không ngừng tăng lên với tỷ lệ từ 8-20% mỗi năm. Ngay từ năm 2003, Liên hợp quốc đã thừa nhận, hai dịch bệnh mang tầm nguy hiểm quốc tế là ĐTĐ và HIV/AIDS. Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế, chỉ trong năm 2010, thế giới phải chi khoảng 376 tỷ USD cho việc điều trị và phòng chống biến chứng của bệnh ĐTĐ và ước tính đến năm 2030 con số này lên tới 490 tỷ USD. Những con số trên đã nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Thật không may, Việt Nam lại là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh trên thế giới. Một trong những chìa khóa quan trọng việc phòng ngừa và điều trị ĐTĐ là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, một thống kê mới đây cho thấy 73% người điều trị ĐTĐ ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cơm gạo trắng từ lâu đã là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn của người Việt, chiếm từ 55- 65% tổng số năng lượng khẩu phần. Nhưng thực sự gạo trắng có hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Havard (Mỹ) lại cho thấy gạo trắng một thứ thức ăn hàng ngày trong bữa ăn của người Việt Nam làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 188.000 tình nguyện viên, kết quả thu được là: những người ăn nhiều hơn 5 bữa gạo trắng một tuần thì có nguy cơ mắc tiều đường tuýp 2 cao hơn những người khác tới 17%. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ở những người ăn gạo lứt nhiều hơn 2 bữa một tuần giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tới 11%.

Qua cuộc khảo sát với gần 200.000 người nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học Hoa Kỳ rút ra được những điều sau:
Những người dùng gạo trắng hơn 300 gam/tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 17% so với người dùng dưới 60 gam/tháng.

Ngược lại, những người dùng gạo lứt trên 120 gam/tuần lại giảm được 11% nguy cơ bệnh tiểu đường so với người dùng dưới 60 gam/tháng.

Nếu dùng 50 gam gạo lứt/ ngày thay cho gạo trắng sẽ giảm được 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Tương tự, dùng ngũ cốc nguyên hạt (chưa chế biến) thay gạo trắng cũng giảm được nguy cơ này.

Gạo lứt chính là loại gạo mà chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng mà vẫn giữ nguyên lớp vỏ cám bao ngoài. Chính lớp vỏ này đã tạo nên màu nâu cho gạo lứt. Lớp vỏ cám này bị mất đi trong quá trình xay xát thông thường của chúng ta.

Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe

Theo ông Qi Sun người đứng đầu nghiên cứu này cho biết nguyên nhân của sự khác biệt này chính là do trong lớp vỏ cám của gạo lứt có chứa enzym ức chế việc chuyển hóa tinh bột trong gạo thành glucoza từ đó làm giảm lượng đường dung nạp vào máu. Tuy nhiên, việc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 do ăn gạo trắng hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân. Vì thế các bác sỹ khuyên những bệnh nhân ĐTĐ nên thường xuyên sử dụng thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày.

Gạo lứt là một dạng thực phẩm cung cấp chất bột thô, rất tốt cho người tiểu đường và những người có đường huyết cao. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng với gạo lứt muối vừng lâu dài và chỉ cần lưu ý một số hướng dẫn đơn giản.

Điều đầu tiên cần chú ý khi áp dụng phương pháp ăn kiêng này là hãy nấu gạo lứt muối vừng với nhiều nước và nên ăn chậm, nhai kỹ. Sở dĩ như vậy vì gạo lứt thường cứng và nhiều xơ hơn gạo thông thường. Tuy là thức ăn thích hợp với người tiểu đường nhưng gạo lứt vẫn cung cấp tinh bột và làm tăng đường huyết nên bạn cần chú ý về số lượng trong khẩu phần ăn. Nếu đường huyết tăng nhiều, bạn cần ăn làm nhiều bữa trong ngày (ví dụ mỗi ngày 5 lần, mỗi lần nửa bát).

Nếu chỉ ăn gạo lứt và muối vừng, cơ thể có thể thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là ăn cơm gạo lứt nhưng vẫn dùng thêm thức ăn bình thường với nguyên tắc chung của chế độ ăn tiểu đường là chọn thịt cá nạc, thêm rau. Trong trường hợp không muốn ăn thêm thức ăn, bạn có thể dùng 2 ly sữa không béo mỗi ngày để thay thế. Món sữa phù hợp nhất là không sử dụng các loại đường đơn giản. Người bệnh có thể dùng đường ăn kiêng để thêm vị ngọt. Với lượng năng lượng chỉ bằng 1/8 so với đường thường, các loại đường ăn kiêng như Equal không gây tăng đường huyết.

Ngoài ra, muối vừng dành cho người tiểu đường ăn kiêng phải làm theo cách khác với người bình thường. Trong muối vừng, bạn nên trộn nhiều vừng và thật ít muối, tức là ăn nhạt nhất có thể. Vì người bệnh tiểu đường cũng phải giảm ăn mặn bên cạnh giảm đường.
Gạo lức thuộc nhóm thức ăn bột đường, cung cấp năng lượng và cả các vitamin nhóm B cho cơ thể. Trong gạo lức chứa nhiều xơ nên tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu ăn nhiều quá nhu cầu cần thiết của cơ thể, đường huyết vẫn có thể tăng.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.

Đây là một khám phá mới nhất của khoa học. 

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế

"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).

Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.

Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc cho biết, ngoài tác dụng phòng chống tiểu đường, gạo lứt còn  giúp dễ tiêu hóa và có tác dụng nâng cao trí nhớ và rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Gạo lứt là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6, các acid như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.

Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.