Showing posts with label tieu duong. Show all posts
Showing posts with label tieu duong. Show all posts

Saturday, April 6, 2013

Gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt cho người tiểu đường
Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường
Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường: 
Gạo lứt và các loại hạt nguyên chất khác làm giảm các triệu chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo đường.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu, hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide, hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái đường.

Gạo lứt và các hạt nguyên chất rất giàu magie, một khoáng chất tổng hợp từ 300 loại enzymes giúp quá trình bài tiết glucose và insulin.

Trong vòng 8 năm thử nghiệm trên 41,186 người phụ nữ da màu kết quả cho thấy mối quan hệ giữa magie, calcium với căn bệnh tiểu đường.

Mối nguy hiểm ở chỗ chỉ 31% phụ nữ da màu thường xuyên ăn các loại hạt nguyên chất so với những người ít ăn các loại thức ăn giàu magie. Khi các phụ nữ ăn kiêng chỉ nạp một chất magie vào cơ thể, khoảng 19% phụ nữ có thể giảm được sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu ở mức độ có thể kiểm soát được.

Tốt nhất là bạn uống trà gạo lứt dễ sử dụng hơn để điều trị bệnh tiểu đường.

Tổng kết kinh nghiệm do các bạn đã dùng trà gạo lứt: 

Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy nước da bạn sáng nhuận, không còn khô nhám. Các chị nhiều khi không cần phải xài kem dưỡng da vì da đã trở nên láng tự nhiên, thấy tốt rất thích.
- Trong người khỏe không còn mệt mỏi, uể oải. Nửa đêm hay buổi sáng sớm thức dậy rất tỉnh táo, thiền lâu tốt.
-Uống nước trà gạo lứt khoảng 3, 4 tuần bạn sẽ thấy trong người nóng, lở miệng... bạn đừng sợ, cứ tiếp tục vài ngày là hết. Sau đó, cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường và bạn không còn bị nóng nữa.
- Những người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm, dù uống một ngày 5, 6 ly nước trà gạo lứt.
- Mọi người đều cảm thấy thân thể ấm áp không còn bị cảm giác ớn lạnh khi ra ngoài dù trời mùa đông tuyết giá và nhiệt độ xuống thấp

Uống đậm hay lạt là tùy quý bạn. Mùa đông hay hè đều uống được.

Gạo lứt muối vừng cho người tiểu đường 

Tiểu đường là một bệnh nguy hiểm và đang có chiều hướng gia tăng. Vấn đề dinh dưỡng đối với họ cần được kiểm soát chặt chẽ. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lức thường xuyên không? 

“Cơm tẻ mẹ ruột” – Từ lâu cơm gạo trắng đã là một phần không thể thiếu của bữa cơm gia đình Việt. Nhưng theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại trường Havard (Mỹ) thì cơm gạo trắng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay trên thế giới có khoảng trên 220 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), con số này không ngừng tăng lên với tỷ lệ từ 8-20% mỗi năm. Ngay từ năm 2003, Liên hợp quốc đã thừa nhận, hai dịch bệnh mang tầm nguy hiểm quốc tế là ĐTĐ và HIV/AIDS. Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế, chỉ trong năm 2010, thế giới phải chi khoảng 376 tỷ USD cho việc điều trị và phòng chống biến chứng của bệnh ĐTĐ và ước tính đến năm 2030 con số này lên tới 490 tỷ USD. Những con số trên đã nói lên mức độ nguy hiểm của căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Thật không may, Việt Nam lại là một trong 10 quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh trên thế giới. Một trong những chìa khóa quan trọng việc phòng ngừa và điều trị ĐTĐ là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, một thống kê mới đây cho thấy 73% người điều trị ĐTĐ ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Cơm gạo trắng từ lâu đã là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn của người Việt, chiếm từ 55- 65% tổng số năng lượng khẩu phần. Nhưng thực sự gạo trắng có hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân tiểu đường?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học của trường Havard (Mỹ) lại cho thấy gạo trắng một thứ thức ăn hàng ngày trong bữa ăn của người Việt Nam làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2. Họ đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 188.000 tình nguyện viên, kết quả thu được là: những người ăn nhiều hơn 5 bữa gạo trắng một tuần thì có nguy cơ mắc tiều đường tuýp 2 cao hơn những người khác tới 17%. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng ở những người ăn gạo lứt nhiều hơn 2 bữa một tuần giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 tới 11%.

Qua cuộc khảo sát với gần 200.000 người nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa việc dùng gạo lứt hoặc gạo trắng với bệnh tiểu đường, các nhà khoa học Hoa Kỳ rút ra được những điều sau:
Những người dùng gạo trắng hơn 300 gam/tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 17% so với người dùng dưới 60 gam/tháng.

Ngược lại, những người dùng gạo lứt trên 120 gam/tuần lại giảm được 11% nguy cơ bệnh tiểu đường so với người dùng dưới 60 gam/tháng.

Nếu dùng 50 gam gạo lứt/ ngày thay cho gạo trắng sẽ giảm được 16% nguy cơ mắc tiểu đường. Tương tự, dùng ngũ cốc nguyên hạt (chưa chế biến) thay gạo trắng cũng giảm được nguy cơ này.

Gạo lứt chính là loại gạo mà chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu ngoài cùng mà vẫn giữ nguyên lớp vỏ cám bao ngoài. Chính lớp vỏ này đã tạo nên màu nâu cho gạo lứt. Lớp vỏ cám này bị mất đi trong quá trình xay xát thông thường của chúng ta.

Gạo lứt rất tốt cho sức khỏe

Theo ông Qi Sun người đứng đầu nghiên cứu này cho biết nguyên nhân của sự khác biệt này chính là do trong lớp vỏ cám của gạo lứt có chứa enzym ức chế việc chuyển hóa tinh bột trong gạo thành glucoza từ đó làm giảm lượng đường dung nạp vào máu. Tuy nhiên, việc làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 do ăn gạo trắng hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân. Vì thế các bác sỹ khuyên những bệnh nhân ĐTĐ nên thường xuyên sử dụng thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn hàng ngày.

Gạo lứt là một dạng thực phẩm cung cấp chất bột thô, rất tốt cho người tiểu đường và những người có đường huyết cao. Bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng với gạo lứt muối vừng lâu dài và chỉ cần lưu ý một số hướng dẫn đơn giản.

Điều đầu tiên cần chú ý khi áp dụng phương pháp ăn kiêng này là hãy nấu gạo lứt muối vừng với nhiều nước và nên ăn chậm, nhai kỹ. Sở dĩ như vậy vì gạo lứt thường cứng và nhiều xơ hơn gạo thông thường. Tuy là thức ăn thích hợp với người tiểu đường nhưng gạo lứt vẫn cung cấp tinh bột và làm tăng đường huyết nên bạn cần chú ý về số lượng trong khẩu phần ăn. Nếu đường huyết tăng nhiều, bạn cần ăn làm nhiều bữa trong ngày (ví dụ mỗi ngày 5 lần, mỗi lần nửa bát).

Nếu chỉ ăn gạo lứt và muối vừng, cơ thể có thể thiếu đạm và các vitamin giúp chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, tốt nhất là ăn cơm gạo lứt nhưng vẫn dùng thêm thức ăn bình thường với nguyên tắc chung của chế độ ăn tiểu đường là chọn thịt cá nạc, thêm rau. Trong trường hợp không muốn ăn thêm thức ăn, bạn có thể dùng 2 ly sữa không béo mỗi ngày để thay thế. Món sữa phù hợp nhất là không sử dụng các loại đường đơn giản. Người bệnh có thể dùng đường ăn kiêng để thêm vị ngọt. Với lượng năng lượng chỉ bằng 1/8 so với đường thường, các loại đường ăn kiêng như Equal không gây tăng đường huyết.

Ngoài ra, muối vừng dành cho người tiểu đường ăn kiêng phải làm theo cách khác với người bình thường. Trong muối vừng, bạn nên trộn nhiều vừng và thật ít muối, tức là ăn nhạt nhất có thể. Vì người bệnh tiểu đường cũng phải giảm ăn mặn bên cạnh giảm đường.
Gạo lức thuộc nhóm thức ăn bột đường, cung cấp năng lượng và cả các vitamin nhóm B cho cơ thể. Trong gạo lức chứa nhiều xơ nên tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu ăn nhiều quá nhu cầu cần thiết của cơ thể, đường huyết vẫn có thể tăng.

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.

Đây là một khám phá mới nhất của khoa học. 

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng."
Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế

"The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước" Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).

Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.
Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.

Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.
Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc cho biết, ngoài tác dụng phòng chống tiểu đường, gạo lứt còn  giúp dễ tiêu hóa và có tác dụng nâng cao trí nhớ và rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Gạo lứt là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6, các acid như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.

Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.